0903.61.61.03hỗ trợ 24/7
Top mẹo khi học tiếng Nhật mà người học nào cũng nên ghi nhớ p2

Top mẹo khi học tiếng Nhật mà người học nào cũng nên ghi nhớ p2

4 Tháng Mười, 2017 Blog học tiếng nhật 0

Sử dụng các văn hóa Nhật Bản

“Tiêu thụ” phương tiện truyền thông Nhật Bản. Cho dù đó là báo chí, tiểu thuyết, phim, hoặc chương trình, đọc hay xem các phương tiện truyền thông tiếng Nhật mỗi ngày sẽ giúp ích rất tốt. Có rất nhiều nội dung TV trên internet, từ phim hài đến trò chơi cho đến kịch. Tìm một cái gì đó phù hợp với sở thích của bạn và học tập sẽ dễ dàng hơn nhiều. Các tờ báo Nhật Bản sẽ giới thiệu cho bạn những từ vựng và ngữ pháp thực tiễn nhất. Khi bạn cải thiện, đọc tiểu thuyết, sẽ cho bạn một phong cách viết văn hoa hơn. Xáo trộn mọi thứ bằng cách xem các bộ phim cổ điển Nhật Bản và anime không có phụ đề, hoặc với phụ đề tiếng Nhật.

Cuốn sách truyện tranh (Manga) có thể là một lựa chọn rất tốt, nhưng hãy lưu ý rằng mức độ phức tạp khác nhau rất nhiều. Một truyện tranh dành cho lứa lớn tuổi, thì nó có thể là một bài tập thực hành tốt (đặc biệt là từ các minh họa giúp bạn hiểu những gì bạn đang đọc), một cái gì đó dành cho trẻ nhỏ sẽ có nhiều hiệu ứng âm thanh và tiếng lóng hơn. Hãy cẩn thận khi lặp lại những gì bạn đã đọc trong một cuốn truyện tranh nhé.

Hạn chế/ tránh dùng Romaji

Bạn hãy tập trung học bảng chữ cái Hiragana và Katakana, hạn chế và tránh dùng romaji (hệ thống chữ cái Latinh dùng để ký âm tiếng Nhật).

Ở Nhật Bản, romaji chỉ sử dụng để viết tên lên thẻ tín dụng, bài quảng cáo kỳ lạ, hay tên bài hát. Những bạn bắt đầu học tiếng Nhật cần học Hiragana, Katakana và Kanji ngay và luôn.

Tránh dịch ra tiếng Việt quá nhiều

Tiếng Nhật và tiếng Việt là hai loại ngôn ngữ khác nhau về mọi mặt. Nhiều câu nói, đoạn văn… khó có thể dịch ra tiếng Việt chuẩn nghĩa.

Cố gắng dịch mọi thứ bạn học từ tiếng Nhật sang tiếng Việt chỉ nên dùng trong một vài tháng đầu bắt đầu học. Sau đó, bạn nên dần dần loại bỏ dần thói quen dịch này đi.

Nếu lúc nào cũng chỉ chăm chăm dịch sang tiếng Việt, việc học tiếng Nhật sẽ trở nên máy móc, khô khan và làm ảnh hưởng đến bản thân người học. Tương tự như khi học tiếng Anh, bạn có thể luyện nghĩ bằng tiếng Anh trước cho quen thay vì dịch trong đầu sẽ rất lâu sau bạn mới có thể phản xạ lại bằng tiếng Anh được.

Thay vì dịch ra tiếng Việt, bạn hãy hiểu ý nghĩa của các từ, cụm từ, học cách phát âm chính xác và nhớ cách mọi người sử dụng chúng trong những tình huống nào. Chúng sẽ giúp ích bạn nhiều hơn sau này.

Học chính xác các thứ tự nét vẽ chữ Kanji

Thời gian đầu bắt đầu học, bạn nên tạo thói quen học viết chính xác các thứ tự nét vẽ chữ Kanji. Tạo cho mình thói quen viết đúng theo thứ tự từng nét cũng là cách để học kanji hiệu quả hơn, nhớ lâu hơn.

Học từ từ với tâm trạng thoải mái

Rất nhiều bạn tìm hiểu cách học tiếng Nhật “nhanh nhất” và “hiệu quả nhất”. Dù có học nhanh nhất hay hiệu quả nhất thì đích đến cuối cùng vẫn là dùng ngôn ngữ đó để giao tiếp.

Do đó, học ngoại ngữ cần phải có thời gian để thẩm thấu chúng đi kèm với nỗ lực và cố gắng hết sức mình để học. Tuy nhiên, trong thời gian đầu học một ngoại ngữ nào đó, hãy học từ từ và tạo cho mình tâm trạng thoải mái để học nhất.

Học tiếng Nhật không hề dễ dàng. Đích đến khi bạn thông thạo tiếng Nhật là lúc mà bạn sử dụng tiếng Nhật để giao tiếp một cách nhuần nhuyễn. Thà rằng bạn học mỗi ngày 45 phút – 1 tiếng và liên tục trong tuần còn hơn là bạn học 1 ngày 7 tiếng, còn các ngày khác thì không học.

Người ta nghiên cứu và chỉ ra rằng để thành thạo một điều gì đó, nhất là với ngoại ngữ thì bạn cần 10.000 giờ học và thực hành với ngôn ngữ đó để đạt được mức giao tiếp thông thạo.

Vì vậy, bạn hãy phân bổ thời gian học hợp lý với tâm trạng thoải mái nhất nhé.

Tập trung khả năng hồi tưởng, không phải khả năng ghi nhớ

Hầu như các lớp học tiếng Nhật đều chỉ tập trung vào kỹ năng ghi nhớ. Nhớ từ vựng, nhớ Kanji, nhớ mọi thứ. Nhưng đây không phải là cách não chúng ta học cách nhớ thứ gì đó.

Quan trọng hơn cả khả năng ghi nhớ chính là khả năng hồi tưởng:

Cố gắng học 5 từ khác nhau (nên có liên quan với nhau) trong cùng một thời gian.

VD: Bạn học 1 từ vựng, 1 chữ kanji, 1 mẩu ngữ pháp và nghe file nghe. Sau đó, bạn kết hợp sao cho chúng thành một câu hoàn chỉnh và nhắc lại nhiều lần. Cách này hiệu quả hơn so với việc học 10 từ một lúc mà không có liên kết nào.

Mặc dù quá trình này khiến người học cảm giác chậm hơn so với việc học một lúc 10, 20 từ vựng, nhưng khả năng hồi tưởng 1 từ của bạn sẽ cao hơn. Bởi mỗi lần bạn học cách xem từ vựng đó dùng như thế nào cũng là lúc bạn đang “ghim” từ đó vào não sâu hơn, bạn nhớ được từ đó hơn.

Quan trọng không phải bạn nhớ được bao nhiêu từ, bao nhiêu ngữ pháp mà là khả năng hồi tưởng lại từ vựng, ngữ pháp đó của bạn như thế nào.

Tập trung vào điểm yếu

Không ai muốn làm những thứ mà họ không giỏi cả. Kể cả khi học tiếng Nhật cũng vậy. Bạn không giỏi giao tiếp thì bạn cũng ngại học về nó, chỉ tập trung vào ngữ pháp thôi chẳng hạn.

Và nếu cứ để điểm yếu sợ giao tiếp đó tồn tại mãi thì bạn vẫn mãi chỉ biết ngữ pháp thôi, không để làm gì cả.

Mục đích cuối cùng của việc học ngoại ngữ là giao tiếp được, chứ không phải chỉ học ngữ pháp và từ vựng là để đấy.

Do đó, bạn hãy tập trung vào điểm yếu của mình và cải thiện dần nó lên. Kém ngữ pháp thì làm nhiều bài tập về ngữ pháp hơn. Không biết nhiều chữ kanji thì tập trung học chữ kanji nhiều hơn….

Học kanji càng sớm càng nhiều càng tốt

Học 2 bảng chữ cái của Nhật hiragana và katakana đã đủ vật vã với những người mới bắt đầu học rồi. Nhất là khi kanji là một trong những thứ mà hầu hết mọi người học mãi mà không bao giờ kết thúc.

Nhưng giống như phần trên, nếu kanji là điểm yếu của bạn thì hãy tập trung vào chúng và làm chúng không còn cản trở bạn học ngoại ngữ nữa.

Học và biết càng nhiều kanji, bạn học tiếng Nhật càng hiệu quả hơn.

Xem sản phẩm katchup.vn

Áp dụng phương pháp SRS (Space Repetition System)

Đây là phương pháp nhắc lại một cách có khoa học và theo khoảng cách. Sau khi học một từ thì từ đó sẽ được đưa vào bộ nhớ ngắn hạn. Một thời gian sau bạn sẽ quên. Nhưng nếu nhắc lại, từ đó sẽ lại được đưa vào bộ nhớ ngắn hạn, lần này dài hơn chút. Như vậy, nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó sẽ dần được đưa vào bộ nhớ dài hạn. Bạn sẽ khó có thể quên được từ đó sau này.

Học ngoại ngữ qua flashcard cũng được phát triển từ hệ thống SRS. Trên tấm thẻ này, bạn viết lên từ mới, cấu trúc ngữ pháp hay thành ngữ muốn học. Sau một thời gian bạn mở ra xem lại.

Có 2 phần mềm bạn có thể sử dụng để học tiếng Nhật theo phương pháp SRS này.

  1. Anki

Các bài học ở trong các thẻ gồm tập hợp từ vựng có 2 mặt trước và sau. Mặt trước có câu hỏi, mặt sau giải thích và câu trả lời.

Bạn tải các bài học gồm các thẻ từ trang chủ Anki, nhập vào Anki và học. Khi học sẽ hiện ra mặt trước của thẻ, bạn trả lời câu trả lời trong đầu rồi chọn “Show Answer”. Nếu đáp án bạn đưa ra nếu không đúng thì chọn “Again” để làm lại, “Good” là hơi nhớ, “Easy” là nhớ. Từ kết quả này, Anki lên lịch học cho từng từ, phù hợp với người học.

  1. Memrise

Ở Memrise, bạn cần chọn đúng từ và viết đúng. Cách học này mất thời gian hơn so với khi học ở Anki, nhưng bạn sẽ nhớ lâu hơn.

Học kanji theo các bộ thủ

Bộ thủ kanji (radicals) trong tiếng Nhật là một cách phân loại ký tự cho việc tìm kiếm. Một bộ thủ là một phần của chữ kanji.

VD: Các chữ kanji liên quan tới nước như 汁 [soup; nước ép], 汚 [bẩn], 泡 [bong bóng, bọt], and 泳 [bơi lội] tất cả đều có thành phấm 3 nét giống nhau có nghĩa là nước nằm bên trái.

Có tất cả 214 bộ thủ trong kanji. Bạn không cần học hết ngay một lúc hết 214 bộ thủ này được. Trẻ em Nhật Bản mất 6 năm học để học kanji. Những người học tiếng Nhật sử dụng trên dưới 10 năm để học kanji. Tuy nhiên, bạn hoàn thể có thể cắt giảm thời gian học kanji này xuống nếu học kanji theo các bộ thủ đồng thời áp dụng các phương pháp ghi nhớ hiệu quả.

Sử dụng kỹ thuật ghi nhớ Mnemonics

Kỹ thuật ghi nhớ Mnemonics là sử dụng mẹo để hồi tưởng, giúp bạn liên kết một thứ có sẵn trong não bạn với thứ bên ngoài (mà cần ghi nhớ). Để làm được điều này, bạn tạo ra những móc nối trong não hoặc sử dụng những câu chuyện đáng nhớ hơn và thêm kiến thức mà bạn muốn nhớ đến vào trong đó.

Khi bạn sử dụng từ viết tắt hay một hình ảnh để hồi tưởng điều gì đó chính là bạn đang sử dụng kỹ thuật ghi nhớ này.

Kỹ thuật ghi nhớ không phải công cụ để bạn học từng chữ tiếng Nhật mà để tạo ra liên kết có thể giúp não bộ nhớ dễ dàng hơn những gì bạn đã học.

“Cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”

Khi học ngoại ngữ nói chung hay học tiếng Nhật nói riêng, bạn hãy xác định tâm lý càng sai, càng mắc lỗi nhiều thì bạn càng học được nhiều. Dĩ nhiên sai nhiều, lỗi nhiều thì chẳng dễ chịu chút nào, vừa xấu hổ, vừa ngại ngùng, vừa nản nữa. Nhưng mắc nhiều lỗi, sai nhiều là cách nhanh nhất giúp bạn tiến bộ hơn trong quá trình học tiếng.

Lí do vì:

  1. Nếu bạn không mắc lỗi sai, không phạm sai lầm thì bạn sẽ không biết được giới hạn của bản thân là gì, bạn không biết được trình độ của mình đang ở đâu.
  2. Nếu bạn sợ mắc lỗi, bạn sẽ không cố gắng để học hỏi những kiến thức mới. Chỉ khi mắc lỗi con người ta mới học được nhiều điều hơn từ lỗi lầm đó.
  3. Nếu bạn không sẵn sàng mắc lỗi, bạn có thể không sẵn sàng thực hành nói chuyện bằng tiếng Nhật với mọi người. Thực hành nói chuyện bằng ngoại ngữ mình đang học thực sự rất quan trọng.

Khi nói chuyện bằng tiếng Nhật, bạn sẽ hồi tưởng được những gì bạn đã học trong những tình huống khác nhau.

  1. Mắc lỗi có nghĩa rằng bạn đang cố gắng. Quan trọng hơn là học hỏi từ những lỗi lầm đó.

Trên đây là 16 điều bạn cần biết và chú ý để học tiếng Nhật hiệu quả hơn. Bắt đầu học một ngoại ngữ mới cũng là lúc bạn cần xác định tinh thần: ngoại ngữ đó sẽ không hề dễ dàng và dễ nuốt như mọi người nói. Muốn thành thạo tiếng Nhật hay ngoại ngữ bất kỳ thì bạn cần bỏ công sức, thời gian và tiền bạc vào ngoại ngữ đó.

Chỉ khi nào sự quyết tâm của bạn đủ lớn thì bạn mới có thể dần dần thành thạo được ngoại ngữ đó.

Để học tiếng Nhật hiệu quả hơn, bạn có thể đọc thêm bài viết Học tiếng Nhật hiệu quả này nhé!

Bình Luận

Hãy là người đầu tiên để lại nhận xét dưới đây.

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỬI